ĐNO – Sáng 29-10, Liên đoàn Lao động thành phố, Hội Nhà báo thành phố và Tạp chí Lao động và Công đoàn phối hợp tổ chức tuyên dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân đạt giải cuộc thi viết về mô hình tấm gương người tốt, việc tốt trong phong trào công nhân, viên chức, lao động thành phố Đà Nẵng lần thứ 3 năm 2024 và cuộc thi sáng tạo video clip “Đưa Nghị quyết Đại hội Công đoàn các cấp vào đời sống của đoàn viên, người lao động”.
Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Phan Thị Thúy Linh (giữa) trao giải cho các tác giả đoạt giải Nhất cuộc thi viết về mô hình gương người tốt, việc tốt trong phong trào công đoàn, viên chức, lao động thành phố. Ảnh: H.T |
Sau gần 5 tháng diễn ra cuộc thi viết về mô hình tấm gương người tốt, việc tốt trong phong trào công nhân, viên chức, lao động thành phố Đà Nẵng lần thứ 3 năm 2024, Ban tổ chức nhận 101 tác phẩm (báo in, báo điện tử, phát thanh, truyền hình) của các tác giả, nhóm tác giả gửi về dự thi.
Các tác phẩm dự thi đề cập đến những cách làm hay, sáng tạo trong triển khai thực hiện các chủ trương, Nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết của tổ chức Công đoàn đi vào thực tiễn đời sống đoàn viên; những hoạt động nổi bật trong Tháng Công nhân 2024, chào mừng 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28-7-1929 – 28-7-2024); hoạt động chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho công nhân, viên chức, lao động của các cấp Công đoàn thành phố Đà Nẵng; những tấm gương điển hình, người tốt, việc tốt trong phong trào công nhân, viên chức, lao động nói riêng và thành phố Đà Nẵng nói chung…
Ban tổ chức trao giải cho các tập thể tham gia tích cực, hiệu quả. Ảnh: H.T |
Ban tổ chức trao giải cho các tác giả đoạt giải Nhì cuộc thi viết về mô hình gương người tốt, việc tốt trong phong trào công đoàn, viên chức, lao động thành phố. Ảnh: H.T |
Qua chấm chọn, Ban tổ chức chọn 23 tác phẩm xuất sắc để trao giải chung cuộc. Báo Đà Nẵng đoạt 4 giải gồm 3 giải cá nhân, 1 giải tập thể. Cụ thể, loạt 5 bài “Công đoàn chăm lo, đại diện bảo vệ người lao động” của tác giả Trần Thị Kim Phượng đoạt giải Nhất; tác phẩm “Nữ cán bộ công đoàn đa năng” của tác giả Bùi Ngọc Phú đoạt giải Nhì; Loạt 3 bài “Giúp người lao động thoát bẫy tín dụng đen” của tác giả Phùng Thị Xuân Hậu đọat giải Ba; Báo Đà Nẵng đoạt giải tập thể tham gia tích cực, hiệu quả cuộc thi.
Chủ tịch Hội Nhà báo thành phố, Tổng Biên tập báo Đà Nẵng Nguyễn Đức Nam (thứ 5, bên phải sang), Giám đốc Đài Phát thanh – Truyền hình Đà Nẵng Đoàn Xuân Hiếu (thứ 4, bên phải sang) trao giải cho các tác giả đoạt giải Ba cuộc thi viết về mô hình gương người tốt, việc tốt trong phong trào công đoàn, viên chức, lao động thành phố. Ảnh: H.T |
Ban tổ chức trao giải cho các tác giả đoạt giải Khuyến khích cuộc thi viết về mô hình gương người tốt, việc tốt trong phong trào công đoàn, viên chức, lao động thành phố. Ảnh: H.T |
Với cuộc thi sáng tạo video clip “Đưa nghị quyết đại hội Công đoàn các cấp vào đời sống của đoàn viên, người lao động”, sau 2 tháng phát động, Ban tổ chức nhận gần 30 clip dự thi của các cấp Công đoàn.
Ban tổ chức trao giải cho các tác giả đoạt giải cuộc thi sáng tạo video clip “Đưa Nghị quyết Đại hội Công đoàn các cấp vào đời sống của đoàn viên, người lao động”. Ảnh: H.T |
Nội dung các clip thể hiện các ý tưởng, các giải pháp, mô hình, cách làm nhằm thực hiện hiệu quả các khâu đột phá, hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ nghị quyết đại hội Công đoàn các cấp đề ra; phương pháp tổ chức quán triệt, học tập Nghị quyết để thu hút đông đảo đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động tham gia; các công trình, phần việc của các cấp Công đoàn thành phố lập thành tích chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam.
Qua có 11 tác phẩm xuất sắc đoạt giải. Tác phẩm “Biến giấy thành túi đựng thuốc hạn chế sử dụng rác thải nhựa” của đơn vị Công đoàn cơ sở Trung tâm Y tế quận Ngũ Hành Sơn đoạt giải Nhất.
Theo www.baodanang.vn
Sáng 29-10, Liên đoàn Lao động TP Đà Nẵng tổ chức tuyên dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân đạt giải cuộc thi viết về mô hình tấm gương người tốt, việc tốt trong phong trào công nhân, viên chức, lao động TP Đà Nẵng lần thứ 3 năm 2024 và cuộc thi sáng tạo video clip “Đưa Nghị quyết Đại hội Công đoàn các cấp vào đời sống của đoàn viên, người lao động”.
Ban Tổ chức nhận được 101 tác phẩm (báo in, báo điện tử, phát thanh, truyền hình) của các tác giả, nhóm tác giả gửi về dự thi.
Các tác phẩm dự thi đề cập những cách làm hay, sáng tạo trong thực hiện các chủ trương, Nghị quyết của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết của tổ chức Công đoàn đi vào thực tiễn đời sống đoàn viên; những hoạt động nổi bật trong Tháng Công nhân 2024, chào mừng 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam; hoạt động chăm lo, bảo vệ quyền lợi của các cấp Công đoàn TP Đà Nẵng; những tấm gương điển hình, người tốt, việc tốt trong phong trào công nhân, viên chức, lao động…
Qua chấm chọn, Ban tổ chức chọn 23 tác phẩm xuất sắc để trao giải chung cuộc. Trong đó, tác phẩm “Trồng cây xanh trên mái nhà, lan tỏa phong trào xanh – sạch – đẹp” của tác giả Đặng Hùng Thương, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Văn Thoại đăng trên Báo Sài Gòn Giải Phóng điện tử ngày 15-7-2024 đoạt giải Nhì.
Với cuộc thi sáng tạo video clip “Đưa Nghị quyết Đại hội Công đoàn các cấp vào đời sống của đoàn viên, người lao động”, sau 2 tháng phát động, có gần 30 clip dự thi. Nội dung các clip thể hiện ý tưởng, giải pháp, mô hình, cách làm hay nhằm thực hiện hiệu quả các khâu đột phá, hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội Công đoàn các cấp đề ra; phương pháp tổ chức quán triệt, học tập Nghị quyết để thu hút đông đảo đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động tham gia; các công trình của các cấp Công đoàn thành phố lập thành tích chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28-7-1929 – 28-7-2024)… Qua đó, có 11 tác phẩm đoạt giải.
Kính thưa quý thầy cô giáo và các bạn học sinh thân mến!
Nhà văn Maksim Gorky đã từng nói “Tôi càng đọc nhiều sách thì sách càng làm cho tôi gắn bó với thế giới, cuộc đời càng trở nên rực rỡ, có ý nghĩa đối với tôi.” Đúng vậy, sách là kho tàng kiến thức vô giá, đọc sách không chỉ giúp bạn mở mang kiến thức mà còn giúp bạn tích lũy được những kinh nghiệm sống quý giá cho bản thân, nuôi dưỡng tâm hồn cao đẹp. Người xưa có câu “Đọc một cuốn sách, đi muôn dặm đường”. Cuốn sách “Dế Mèn phiêu lưu ký” của nhà văn Tô Hoài đã đưa em đến những dặm đường kì diệu đó.
Nhà văn Tô Hoài (1920 – 2014) là một trong những cây bút xuất sắc nhất của nền văn xuôi hiện đại Việt Nam. Suốt cuộc đời gần 90 năm sáng tạo bền bỉ của mình, tác giả đã để lại một lượng tác phẩm đồ sộ với gần 200 đầu sách, trong đó nổi tiếng là tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu ký”. Đây là tác phẩm đặc sắc và thành công nhất của nhà văn Tô Hoài viết về loài vật dành cho lứa tuổi thiếu nhi.
Nhắc đến “Dế Mèn phiêu lưu ký” của nhà văn Tô Hoài là nhắc đến một thế giới đồng quê, nơi các loài vật, côn trùng tồn tại, sinh hoạt như thế giới loài người với đầy đủ các tập tục, nếp sống, văn hóa riêng, được tác giả miêu tả đầy sinh động, hấp dẫn. Thông qua đó, tác phẩm thể hiện cái nhìn nhân văn về con người, lồng ghép các giá trị, bài học giáo dục của tác giả gửi gắm đến độc giả thiếu nhi bằng một hình thức mới mẻ, lôi cuốn. Bằng ngòi bút tinh tế, nhà văn đã kể lại cuộc phiêu lưu sôi nổi, kì thú của chú Dế Mèn mới lớn, nông nổi mà ham học hỏi. Trải qua nhiều thập kỉ, tác phẩm đã được in đi in lại nhiều lần và được nhiều thế hệ bạn đọc yêu thích.
Theo bước chân của Dế Mèn, chúng ta sẽ được lạc vào thế giới loài vật gần gũi, thân thương, gắn chặt với đời sống thôn quê dân dã như: bác Xiến Tóc, Châu Chấu Voi, Võ sĩ bọ ngựa, Ếch Cốm, Chuồn Chuồn…Tô Hoài đã vẽ nên một thế giới với muôn vàn những tình cảm mới lạ, những ham thích thiết thực và đầy phiêu lưu, những rung động tinh tế trước vẻ đẹp cuộc đời và thiên nhiên.
Chú Dế Mèn mà tôi biết vốn là một chú dế cường tráng nhưng bướng bỉnh, kiêu ngạo và hung hăng hay đi bắt nạt người khác. Dưới con mắt Dế Mèn, Dế Choắt chỉ là một kẻ yếu ớt, xấu xí gầy lêu nghêu như một “gã nghiện thuốc phiện”. Dế Mèn luôn chê anh chàng này lười nhác, ngu dốt, hôi như cú mèo. Chính sự kiêu căng, xốc nổi của mình, Dế Mèn đã vô tình gây tai họa khiến người láng giềng tội nghiệp phải ra đi mãi mãi. Lời trăn trối của Dế Choắt, mãi là bài học dành cho Dế Mèn và mọi người: “Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn gì rồi cũng mang vạ vào mình đấy!”. Nhà văn Tô Hoài đã mượn lời nhắc nhở của Dế Choắt nhằm gửi tới các bạn đọc nhỏ tuổi lời khuyên không nên kiêu căng, tự mãn, không ngừng rèn luyện nhân cách để sau này trở thành người tử tế và hữu ích.Bài học đắt giá của Dế Mèn đã nhắc nhở chúng tôi sống biết mình, biết ta, có thái độ đúng mực. Đặc biệt khi phạm lỗi lầm, phải biết ăn năn hối cải về những khuyết điểm của mình trong cuộc sống.
Mang theo mình bài học đường đời đầu tiên, Dế Mèn quyết chí đi chu du thiên hạ, làm những việc có ý nghĩa. Trên chuyến hành trình của mình, Dế Mèn kết tình anh em cùng Dế Trũi – một người bạn tốt, giỏi võ, vui tính. Họ cũng nhau chu du khắp thế gian, sát cánh bên nhau cùng trải qua biết bao gian nan, thách thức. Tình bạn chân thành, cao đẹp của Dế Mèn và Dế Trũi đã gây xúc động lớn cho biết bao thế hệ bạn đọc. Đúng là phải qua khó khăn, thử thách mới hiểu hết được nhau, thêm yêu quý và tôn trọng nhau. Nếu cuộc sống này không có tình bạn, thì thật sự rất lẻ loi, cô độc.
Trong mỗi chúng ta, ai cũng có lúc là một chú Dế Mèn trẻ con, bồng bột, sai lầm, ích kỷ, vấp ngã,… nhưng rồi chúng ta sẽ thay đổi và trưởng thành theo thời gian và những trải nghiệm từ cuộc sống. Những đứa trẻ, chắc chắn trong đường đời của mình, sẽ có những vấp ngã rồi mới trưởng thành được. Nhưng em sẽ học tập Dế Mèn, học sự tự tin và những cố gắng sửa chữa lỗi lầm, học sự chia sẻ, tốt bụng của chú.
Đọc cuốn sách này, dường như mỗi chúng ta đang được phiêu lưu cùng chú Dế Mèn qua bao cuộc hành trình. Có những sai lầm, có những bài học đắt giá, có những ân hận và có cả những giọt nước mắt thấm đẫm qua mỗi bước chân đầu đời. Nhưng hơn hết, Dế Mèn lại giúp chúng ta học thêm bao bài học, dạy ta yêu thương, biết ước mơ và hành động vì ước mơ đó. Dế Mèn đã sống và trưởng thành như thế đấy!
Đến nay, “Dế Mèn phiêu lưu ký” đã chu du đến gần 40 quốc gia và lập kỉ lục là tác phẩm văn học Việt Nam được dịch ra nhiều thứ tiếng nhất. Chưa bao giờ vơi đi sức hấp dẫn, cuốn sách này đã đang và sẽ mãi là cuốn sách gối đầu giường của bao thế hệ bạn đọc. Và dù nhà văn Tô Hoài đã vĩnh viễn đi xa nhưng “Dế Mèn phiêu lưu ký” và các giá trị nhân văn trong các tác phẩm của ông sẽ còn mãi với thời gian. Các bạn hãy cùng tới thư viện để tìm đọc cuốn sách đầy ý nghĩa này nhé.
Xin chào và hẹn gặp lại thầy cô và các bạn trong chuyên mục “mỗi tuần một cuốn sách hay” lần sau nhé!