SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGUYỄN VĂN THOẠI

Địa chỉ: 132 đường Đô Đốc Lân - phường Hòa Xuân - quận Cẩm Lệ - TP Đà Nẵng

Điện thoại: (0236) 3721 888

Rộn ràng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 21/4: Lan tỏa niềm đam mê, kết nối tri thức

Thực hiện Kế hoạch số 144/KH-THPTNVT ngày 20/03/2025 của của trường THPT Nguyễn Văn Thoại về việc tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam và tham gia cuộc thi “Đại sứ Văn hóa đọc Đà Nẵng” năm 2025.

Ngày 21 tháng 4 năm 2025, Trường THPT Nguyễn Văn Thoạitổ chức “Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2025” với thông điêp: “Văn hóa đọc – Kết nối cộng đồng”, “Cùng sách bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” và “Đọc sách – làm giàu tri thức, nuôi dưỡng khát vọng, thúc đẩy đổi mới, sáng tạo” với nhiều hoạt động ý nghĩa, lan tỏa tinh thần yêu sách, khơi dậy niềm đam mê đọc trong học sinh, giáo viên và toàn thể cán bộ nhà trường.

Đặc biệt, phần chia sẻ của các em học sinh về những cuốn sách truyền cảm hứng đã mang đến nhiều cung bậc cảm xúc. Mỗi câu chuyện đều là minh chứng sống động cho sức mạnh lan tỏa của sách trong việc thắp sáng khát vọng, nâng bước tinh thần và bồi đắp nhân cách. Những tựa sách như “Dấn thân”, “Đời ngắn đừng ngủ dài”… được các em nhắc đến với sự hào hứng, thích thú.

Không khí chương trình trở nên sôi nổi với các trò chơi giao lưu về sách, trong đó nổi bật là trò chơi “Ai nhanh hơn”. Những câu hỏi không chỉ giúp học sinh ôn lại kiến thức, khám phá các tác phẩm nổi tiếng mà còn tăng tính tương tác, gắn kết cộng đồng đọc trong trường học.

Bên cạnh đó, nhà trường đã khen thưởng những tập thể, cá nhân giáo viên và học sinh có nhiều đóng góp trong phong trào đọc sách và công tác thư viện; vinh danh những học sinh đạt giải “Đại sứ Văn hóa đọc cấp trường”. Đây là sự ghi nhận kịp thời và thiết thực, góp phần thúc đẩy các hoạt động phát triển văn hóa đọc ngày càng sâu rộng và bền vững.

Cũng nhân dịp này, Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt Anh (Đại học Đà Nẵng) cũng gửi tặng học sinh và thư viện trường 150 cuốn sách.

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 21/4 đã khép lại với nhiều cảm xúc, để lại dấu ấn sâu đậm và thắp lên ngọn lửa tri thức trong mỗi người. Từ những trang sách nhỏ, hành trình lớn của tri thức và khát vọng đã được khơi nguồn, lan tỏa mạnh mẽ trong từng ánh mắt, nụ cười và câu chuyện của thầy trò nhà trường.

Sau đây là một số hình ảnh hoạt động “ Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2025:

CHƯƠNG TRÌNH “AN TOÀN THAM GIA MÔI TRƯỜNG MẠNG” – HÀNH TRÌNH TRANG BỊ KỸ NĂNG SỐ CHO HỌC SINH!

Được sự đồng ý của lãnh đạo nhà trường, chiều ngày 14/4/2025, hơn 600 học sinh Trường THPT Nguyễn Văn Thoại đã cùng tham gia buổi ngoại khóa “An toàn tham gia môi trường mạng” với thông điệp “Tỉnh táo trước cạm bẫy – Lan tỏa điều tích cực” do Tổ Toán Tin tổ chức.

Chương trình là sự kết hợp giữa kiến thức chuyên môn và trải nghiệm thực tế thông qua tiểu phẩm “Việc nhẹ lương cao” sinh động được tái hiện từ câu chuyện có thật, giúp học sinh nhận diện chiêu trò lừa đảo qua mạng.

Qua chương trình, học sinh đã cởi mở giao lưu, tương tác với các tình huống thực tế giúp học sinh biết cách cách xử lý khi gặp tin đáng ngờ, cách bảo mật thông tin cá nhân.

Đặc biệt, chương trình nhấn mạnh 3 nguyên tắc vàng khi dùng mạng xã hội:
+ Không chia sẻ thông tin nhạy cảm (mật khẩu, OTP…).
+ Kiểm tra nguồn gốc trước khi tin tưởng.
+ Cân bằng thời gian online/offline để bảo vệ sức khỏe tinh thần.

Trường THPT Nguyễn Văn Thoại hy vọng rằng, những kiến thức này sẽ trở thành “lá chắn số” giúp các em trở thành công dân mạng thông thái. Đừng quên chia sẻ bài viết để lan tỏa thông điệp ý nghĩa này!

Ảnh lưu niệm chương trình./.

Tổ chức hoạt động giáo dục và ngoại khóa tại Trường Đại Học Sư Phạm Kĩ Thuật – Đại Học Đà Nẵng Chủ đề: “Trải nghiệm STEM”

Thực hiện theo Công văn số 2375/GDTrH&GDTX ngày 19 tháng 8 năm 2024 của Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) thành phố Đà Nẵng về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2024 – 2025 của Sở GDĐT thành phố Đà Nẵng; Kế hoạch số 275/KH-THPTNVT ngày 11 tháng 9 năm 2024 của Trường Trung học phổ thông (THPT) Nguyễn Văn Thoại về việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục năm học 2024 – 2025; Kế hoạch số 03/KH-TCM ngày 03 tháng 9 năm 2024 của Tổ chuyên môn về chương trình giáo dục và kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục của bộ môn Vật lí và Công nghệ trong năm học 2024 – 2025; Tổ Vật lí – Công nghệ đã tổ chức hoạt động giáo dục kết hợp hoạt động ngoại khóa dành cho học sinh ba khối 10, 11, 12 tại Trường Đại Học Sư Phạm Kĩ Thuật – Đại Học Đà Nẵng.

Buổi trải nghiệm nhằm mục đích:

1. Thực hiện tốt chương trình môn học, đáp ứng đổi mới GDPT 2018, đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực và sáng tạo cho học sinh.

2. Bổ sung kiến thức thực tế của các môn Vật lí và Công nghệ, tổ chức cho các em học tập trải nghiệm: Stem về Cơ học cho học sinh khối 10; Stem về Điện trường cho học sinh khối 11; Stem về Từ trường cho học sinh khối 12.

3. Đẩy mạnh hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm sáng tạo, rèn kĩ năng sống, định hướng nghề nghiệp cho học sinh đồng thời rèn luyện cho học sinh có kĩ năng tìm hiểu kiến thức và vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

Hoạt động tham quan, trải nghiệm thực tế tại Trường Đại Học Sư Phạm Kĩ Thuật – Đại Học Đà Nẵng với chương trình như sau:

1. Hoạt động 1: Học sinh tham quan học tập, tư vấn hướng nghiệp tại Trường Đại Học Sư Phạm Kĩ Thuật – Đại Học Đà Nẵng.

2. Hoạt động 2: Học sinh tham gia trải nghiệm buổi học Stem dưới sự hướng dẫn của các giáo viên tại Trường Đại Học Sư Phạm Kĩ Thuật – Đại Học Đà Nẵng, với các nội dung: Stem về Cơ học; Stem về Điện trường; Stem về Từ trường.

3. Hoạt động 3: (được thực hiện sau buổi tham quan, trải nghiệm): Đại diện nhóm học sinh tham gia hoạt động giáo dục viết bài báo cáo tổng hợp về các hoạt động học tập và cảm nhận của bản thân sau chuyến tham gia học tập trải nghiệm và báo cáo trước lớp.

Thông qua buổi trải nghiệm các bạn học sinh đã phát huy được năng lực, phẩm chất, kỹ năng của mình, hiểu bài sâu hơn, nhớ bài kỹ hơn. Giúp các bạn học sinh hình thành và rèn luyện nhiều kỹ năng như: kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng nghiên cứu khoa học, kỹ năng thuyết trình trước đám đông, giải quyết vấn đề, khẳng định giá trị của bản thân.

Ngoài ra, các bạn còn được tư vấn hướng nghiệp lựa chọn một số ngành nghề tại trường ĐHSP Kỹ thuật.

Dưới đây là một số hình ảnh của buổi trải nghiệm:

Ngày hội Văn hóa Dân gian và Tư vấn Hướng nghiệp “Gìn Giữ Truyền Thống, Định Hướng Tương Lai”

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, việc hiểu rõ cội nguồn, bản sắc văn hóa dân tộc là cái nôi nuôi dưỡng tâm hồn, giúp người trẻ đứng vững trước những thách thức toàn cầu. Từ đó, mỗi cá nhân củng cố  tình yêu văn hóa dân tộc và định hình khát vọng hướng về tương lai. Văn hóa dân gian là kho tàng quý báu mà ông cha ta đã dày công xây dựng và gìn giữ qua bao thế hệ, từ những câu hò, điệu múa, bài ca, đến những trò chơi, làng nghề truyền thống.

Ngày Hội Văn hoá Dân gian và Tư vấn Hướng nghiệp của trường THPT Nguyễn Văn Thoại, tổ chức ngày 18/1/2025 nhân dịp chào mừng Xuân Ất Tị, đã trở thành sự kiện ý nghĩa để tôn vinh những giá trị truyền thống, đồng thời trang bị cho học sinh định hướng nghề nghiệp đúng đắn.

Những hoạt động nổi bật

Sự kiện mang đến nhiều hoạt động hấp dẫn và bổ ích. Các tiết mục biểu diễn nhạc cụ truyền thống do sinh viên Đại học FPT thực hiện đã mở đầu chương trình với những giai điệu sâu lắng. CLB Bài chòi Sông Yên tiếp nối bằng những câu hát bài chòi đậm chất dân gian, thu hút sự chú ý của đông đảo học sinh và giáo viên, nhân viên nhà trường.

Bên cạnh đó, các trò chơi dân gian như kéo co, nhảy bao bố, đi cà kheo và nhảy dây không chỉ khơi gợi ký ức tuổi thơ mà còn mang lại bầu không khí sôi động, đoàn kết. Đặc biệt là hội chợ ẩm thực với các gian hàng đa dạng do chi đoàn các lớp phụ trách đã giới thiệu những món ăn truyền thống phong phú, góp phần làm nổi bật nét đặc sắc trong văn hóa ẩm thực Việt Nam.

Điểm nhấn của ngày hội

Phần được mong chờ nhất của ngày hội có lẽ là các tiết mục văn nghệ, nhảy sạp và trình diễn sáng tạo đến từ học sinh các khối lớp. Lớp 10 mang đến những bài hát dân gian và điệu múa đậm sắc xuân, rộn ràng không khí Tết. Lớp 11 thể hiện sự uyển chuyển và khéo léo qua các phần trình diễn nhảy sạp. Lớp 12 thu hút mọi ánh nhìn với bộ sưu tập trang phục tái chế mang đậm dấu ấn dân tộc. Tất cả đều thể hiện sự chuẩn bị kỹ lưỡng, sáng tạo và nhiệt huyết của các em học sinh.

Ngoài ra, chương trình còn có phần tư vấn hướng nghiệp do các trường đại học tại Đà Nẵng như Đại học Kinh tế, Đại học Đông Á, Đại học Pegasus… thực hiện. Đây là cơ hội để học sinh, đặc biệt là khối 12, tìm hiểu về các ngành học, đánh giá năng lực bản thân và nhận diện xu hướng nghề nghiệp trong thời đại mới.

Giá trị sâu sắc từ ngày hội

Ngày hội không đơn thuần là sân chơi văn hóa, mà còn là dịp để học sinh hiểu thêm về bản sắc dân tộc, nhận thức rõ trách nhiệm gìn giữ và phát huy những giá trị truyền thống. Hòa mình vào không khí sôi động, náo nhiệt giúp các em cảm nhận sâu sắc hơn về bản sắc dân tộc và niềm tự hào về quê hương, đất nước. Khi lắng nghe những giai điệu dân gian, lắng nghe từng câu hát câu hò bài chòi mượt mà hay tiếng đàn bầu réo rắt, chúng ta càng thấm thía hơn giá trị của những di sản tinh thần mà ông cha ta đã để lại. Mỗi lời ca, tiếng hát không chỉ thể hiện sự tài hoa của nghệ nhân mà còn là linh hồn của dân tộc, kết nối quá khứ với hiện tại. Thêm vào đó, các trò chơi giúp học sinh càng hiểu thêm về đời sống tinh thần phong phú của cha ông ta từ thuở xa xưa, đó không chỉ là hình thức giải trí mà còn thể hiện tinh thần đoàn kết, khéo léo và sự sáng tạo của người Việt. Qua các hoạt động, các em được tiếp cận với di sản tinh thần của cha ông, nuôi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước và lòng tự hào dân tộc.

Chương trình đã diễn ra thành công tốt đẹp với sự tham gia nhiệt tình của cán bộ, giáo viên, học sinh và phụ huynh. Đây là một minh chứng sống động cho việc kết hợp giữa giáo dục văn hóa truyền thống và định hướng nghề nghiệp, góp phần hình thành thế hệ trẻ có nhận thức và trách nhiệm.

Hy vọng rằng, thông qua ngày hội, ý thức bảo tồn và phát huy truyền thống dân tộc sẽ được khắc sâu trong mỗi học sinh, để văn hóa Việt Nam luôn trường tồn và ngày càng tỏa sáng. Văn hóa dân gian – linh hồn của dân tộc, nơi kết nối quá khứ, hiện tại và tương lai, làm nên bản sắc và niềm tự hào của mỗi con người.

Hoạt Động Trải Nghiệm Kỷ Niệm 80 Năm Ngày Thành Lập Quân Đội Nhân Dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024)

Trên cơ sở thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới (CTGDPT 2018), Tổ Giáo dục thể chất – Giáo dục quốc phòng và An ninh; tổ Sử – Địa – GDKT&PL – Âm nhạc kết với Đoàn trường tổ chức cho học sinh lớp 10, 11, 12 năm học 2024 – 2025 được học tập trải nghiêm thực tế tại trường Quân sự Quân khu 5, thành phố Đà Nẵng. Với mục đích gắn việc học tập với thực tế nhằm mở rộng hiểu biết, giáo dục bộ môn, giúp học sinh được giáo dục về kỷ luật, lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, trách nhiệm xã hội, ý thức rèn luyện thể lực, góp phần xây dựng nhân cách và lý tưởng sống cho học sinh, trải nghiệm về một địa điểm hoạt động của các chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam trong thời bình, giúp các em khơi dậy lòng tự hào và yêu quê hương, đất nước, giúp học sinh hiểu rõ hơn về lịch sử hào hùng của dân tộc và giá trị của sự hy sinh cao cả vì Tổ quốc.

Không gian tái hiện lịch sử

Sáng ngày 14/12/2024, Thầy cô và hoc sinh Trường THPT Nguyễn Văn Thoại được đến thăm và trải nghiệm nhiều hoạt động thực tế tại Trường Quân sự Quân Khu 5.

Học sinh được tham gia các hoạt động:

1. Dâng hoa và quả tượng Bác Hồ.

2. Quan sát hoạt động nội vụ của các chiến sỹ: Học cách gấp chăn màn theo kiểu quân đội, thăm quan nơi sinh hoạt hằng ngày của bộ đội tại Tiểu đoàn D4

3. Tham quan Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh: Tham quan Sinh viên của Trung tâm Giáo dục Quốc phòng Quân khu 5 thực hành về ngắm súng và bắn, các em được trải nghiệm thực hành tại đây

4. Trường Quân sự Quân khu 5: Thầy cô và các em được nghe thuyết minh về Quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 80 năm Quân đội Nhân dân Việt Nam. Các em được lắng nghe những câu chuyện xúc động từ những người lính năm xưa, qua đó thêm tự hào và biết ơn những đóng góp to lớn của thế hệ cha ông. Thầy cô và học sinh phát biểu cảm tưởng về chuyến tham quan, học tập và trải nghiệm tại Trường Quân sự Quân khu 5

Chương trình văn nghệ tri ân

Hoạt động khép lại bằng chương trình văn nghệ đặc sắc với các tiết mục ca ngợi Tổ quốc, người lính và tình yêu quê hương. Tiết mục múa “Tuổi đôi mươi” cùng tiết mục hát “Màu hoa đỏ” đã làm bừng lên không khí tự hào, đầy xúc động trong lòng khán giả.

Ý nghĩa của chương trình

Chuỗi hoạt động không chỉ giúp các em học sinh hiểu rõ hơn về lịch sử, truyền thống vẻ vang của Quân đội Nhân dân Việt Nam, mà còn là dịp để các em rèn luyện tinh thần kỷ luật, đoàn kết và lòng yêu nước. Đây cũng là cách nhà trường giáo dục thế hệ trẻ tiếp nối truyền thống cha anh, góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

Cảm ơn Trường THPT Nguyễn Văn Thoại và Trường Quân sự Quân khu 5!

Chúng ta hãy cùng nhau tiếp tục nuôi dưỡng những giá trị tốt đẹp, góp phần xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng vững mạnh! Chương trình kỷ niệm đã khép lại nhưng những giá trị và bài học lịch sử mà các em học sinh được trải nghiệm chắc chắn sẽ là hành trang quý báu trên bước đường trưởng thành, phát triển toàn diện.

Một số hình ảnh của buổi Hoạt động trải nghiệm: