Trường THPT Nguyễn Văn Thoại kính mời đơn vị đáp ứng yêu cầu tham dự chào giá liên hệ tại Văn phòng Trường THPT Nguyễn Văn Thoại tham dự chào hàng cạnh tranh.
Kính chào bạn đọc!
Có những cuốn sách đôi khi trong một lần đọc, hay thậm chí trong một giai đoạn nào đó của cuộc đời, bạn chưa thể hiểu hết được giá trị cốt lõi của nó mang lại. Mà đôi khi để cảm nhận được những giá trị sâu sắc đó chúng ta phải đợi nhiều năm sau, khi nhìn lại, mới có thể thấm thía hết nội dung đó. Cũng giống như một cậu học sinh năm nào ngồi học địa lý, chỉ biết nghe thầy cô giảng và chép bài, phải đến lúc tự mình xách ba lô lên và đi, mới nhìn nhận được thế nào là “thế giới”. Thì đối với cuốn sách “Bá tước Monte – Cristo” của tác giả Alexandre Dumas là một minh chứng rõ rệt cho điều này. Cuốn sách do NXB Văn học ấn hành, tái bản năm 2022 gồm 3 tập.

Alexandre Dumas – Ông được xem là một trong những nhà văn vĩ đại nhất trong lịch sử văn học Pháp và thế giới, với sức ảnh hưởng lớn đến văn hóa và xã hội. Tác phẩm của ông còn truyền cảm hứng cho nhiều tác giả khác sau này và đóng góp rất lớn vào sự phát triển của văn học thế giới.
Cuốn tiểu thuyết “Bá tước Monte – Cristo” được xem là một trong những tác phẩm kinh điển nhất mọi thời đại, một kiệt tác về tính nhân văn, nhân đạo của con người. Truyện kể về tấn bi kịch cuộc đời của anh chàng thủy thủ Edmond Dantes. Anh dường như có tất cả khi vừa bước xuống con tàu Pharaon: gia đình, tiền bạc, tình yêu và sự nghiệp. Nhưng anh đã mất tất cả ngay trong lễ đính hôn của chính mình vì bị những người bạn ghen ghét vu khống và phải chịu sự giam giữ trong hầm ngục của nhà tù trên đảo If trong suốt 14 năm trời.
Sau khi vượt ngục, nhờ kho báu bí mật của người bạn tù là nhà bác học – linh mục Faria, Dantès đổi tên thành bá tước Monte Cristo, thâm nhập vào cuộc sống của kẻ thù. Bắt đầu từ đây là hành trình trả ơn những người đã giúp đỡ và trừng phạt thích đáng những kẻ tâm địa xấu xa đã từng hại mình. Những mưu đồ, thủ đoạn khó đoán, những cuộc xung đột lên đến đỉnh điểm, những bí mật không thể giải đáp, tất cả đã tạo nên một tác phẩm bất ngờ, ly kì và đầy hấp dẫn.
Bạn đọc thân mến!
Trong cuốn sách có viết: “Không có hạnh phúc hay bất hạnh trên thế gian này, chỉ có sự so sánh giữa một trạng thái với một trạng thái khác, vậy thôi. Chỉ người đã cảm nhận được nỗi bất hạnh sâu sắc mới có thể cảm nhận được hạnh phúc lớn lao.”
Tác giả đã xây dựng nhân vật Edmond Dantes như một cán cân của thiện và ác, khám phá những cảm xúc phức tạp trong lòng nhân vật. Anh bày mưu tính kế, đứng sau âm thầm thao túng mọi chuyện, từng bước tinh vi dẫn dụ kẻ thù vào bẫy, để họ nếm trải cảm giác bị nỗi sợ hãi bao trùm, để chính những tội ác đó phơi bày trước con mắt của công lí. Điều này biến màn trả thù của Edmond trở thành điểm nhấn và là phần kịch tính nhất của tác phẩm.
Khi kế hoạch trả thù dần hoàn tất, Edmond bắt đầu đối mặt với một câu hỏi lớn: Liệu sự trả thù có thực sự mang lại hạnh phúc? Anh nhận ra rằng, dù đã trừng phạt những kẻ thù của mình, trái tim anh vẫn trống rỗng. Hận thù không thể lấp đầy những mất mát mà anh đã phải chịu đựng. Anh đã trở thành một con người khác – giàu có, quyền lực, nhưng xa lạ với chính con người cũ của mình.
Lòng anh dần dày vò khi nhận ra rằng, trong hành trình thực hiện kế hoạch trả thù, anh vô tình kéo theo những người vô tội vào vòng xoáy bi kịch. Có những đêm Edmond thao thức trong nỗi cô đơn, tự hỏi liệu anh còn xứng đáng được yêu thương hay không, liệu mục đích cuối cùng của cuộc đời anh là gì ngoài sự hủy diệt? Chính lúc ấy, anh hiểu ra rằng, sự tha thứ không chỉ dành cho kẻ thù, mà còn là cho chính bản thân mình, anh chấp nhận buông bỏ thù hận – một hành động cần thiết để cho chính mình một cơ hội được sống, để có thể tiến về phía trước và có được tình yêu đích thực.
Tác giả đã khéo léo dẫn dắt người đọc qua những cung bậc cảm xúc – từ phẫn nộ, tiếc thương đến sự cảm thông. Ông đặt ra những câu hỏi lớn về công lí, sự tha thứ và giá trị của cuộc sống.
Nếu bạn chưa từng đọc “Bá tước Monte – Cristo”,hãy dành thời gian cho cuốn sách này. Đây không chỉ là một hành trình phiêu lưu đầy kịch tính, mà còn là lời nhắc nhở rằng: Hận thù, dù mạnh mẽ đến đâu, cũng không thể chiến thắng lòng nhân ái. Chỉ khi học cách buông bỏ thù hận và đối diện với chính mình, con người mới thực sự tìm thấy tự do và hạnh phúc. Vì đôi khi, kho báu lớn nhất không nằm trên những hòn đảo xa xôi, mà chính là sự bình yên trong tâm hồn chúng ta.
Bạn hãy tìm đọc và cảm nhận giá trị từ cuốn sách ý nghĩa này nhé!
.
» THỜI KHÓA BIỂU
Thời khóa biểu Học kì 2, năm học 2024-2025
» THỜI GIAN BIỂU
» SƠ ĐỒ PHÒNG HỌC

Người ta nói: “Tiếng Pháp là ngôn ngữ lãng mạn nhất trên hành tinh” từng trang lịch sử vàng trong công cuộc dựng và giữ nước của họ đều gắn liền với văn học, phản ánh tư tưởng thời bấy giờ một cách đầy tinh tế và khéo léo. Phải kể đến Victo Hugo với “Những người khốn khổ” – một bài ca tình yêu nơi Paris với những ngày nghèo đói, “Ba chàng lính ngự lâm” của Alexandre Dumas – một cuộc phiêu liêu lãng mạn của cuộc đời hay “Không gia đình” của Hecto Malot – hồi ức của một tuổi thơ lang thang và tác phẩm muốn gửi tới bạn đọc hôm nay có tựa đề “Hoàng tử bé” của Antoine De Saint-Exupéry – là một bài ca bất hủ mà người ta muốn đem làm quà tặng cho tình yêu. Sách được nhà xuất bản Văn học ấn hành năm 2013 với 27 câu chuyện ngắn, gói gọn trong 101 trang sách.

Antoine De Saint – Exupéry sinh năm 1900 tại Pháp, ông là một nhà văn lớn và đồng thời cũng là một phi công phục vụ trong chiến tranh. Trong suốt sự nghiệp của mình, các chuyến bay của ông đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Thư phương Nam, Bay đêm, Xứ con người và Hoàng tử bé.
Tác phẩm “Hoàng tử bé” được viết vào năm 1943 kể về một lần gặp nạn của tác giả khi máy bay của ông bất ngờ gặp sự cố và lao đầu xuống sa mạc Sahara hoang vu. Tại đây, một cuộc gặp gỡ đầy kì lạ và bất ngờ giữa ông và “Hoàng tử bé” đã bắt đầu. Dựa trên lời kể của Antoine, đó là một cậu bé đến từ tiểu hành tinh B612, một nơi nhỏ đến mức chỉ cần dịch ghế là đã có thể ngắm được cảnh mặt trời lặn. Trong hành trình đi đến trái đất, em đã chu du qua bảy hành tinh khác nhau và gặp được nhiều người lớn kì lạ: Ông vua không có thần dân, ông nhà buôn sở hữu các vì sao trong tài khoản ngân hàng, ông hợm hĩnh thích được ngợi ca, ông nát rượu với lối đi quanh quẩn bế tắc và nhà địa lý không bao giờ đi đến đâu cùng các tri thức vĩnh cửu. Kết bạn với nhiều loài vật trên hành trình, trải qua nhiều cuộc gặp gỡ và chia ly, nhận ra được nhiều bài học đáng giá, đến giây phút cuối cùng, em đã quyết định rời đi để quay trở về với những gì mà em cho là quan trọng nhất.

Như Antoine đã viết rằng, “Hoàng tử bé” không chỉ là một cuốn sách dành cho trẻ con mà còn là tác phẩm dành cho người lớn. Bởi lẽ, bất kì người lớn nào cũng từng là trẻ con mặc dù rất ít trong số họ nhớ được điều đó, vậy nên cuốn sách này dành tặng cho đứa trẻ thẳm sâu trong tâm hồn của mỗi con người. Mặc dù được viết bằng những ngôn từ giản đơn, hóm hỉnh, dí dỏm, giàu chất thơ và trong sáng, thế nhưng trong sâu xa lại là một cuốn sách đầy triết lý suy tư cho người lớn. Nơi phản ánh thế giới của họ qua góc nhìn ngây thơ của trẻ nhỏ để rồi nhận ra rằng, sự nghiệp, công việc và những thứ mà họ cho là to tát và quan trọng nhất ấy, thực ra chỉ là sự buồn chán vô nghĩa.

Xuyên suốt các cuộc gặp gỡ của “Hoàng tử bé” với nhiều sinh vật thú vị, một con cáo hoang mong muốn được thuần hóa, một bông hoa giữa lòng sa mặc khô cằn, một con rắn mình dẹt bằng ngón tay, một rãnh núi nhàm chán chỉ biết nhại lại và một vườn hoa đầy ắp những bông hồng trống rỗng. Qua các cuộc đối thoại tưởng chừng như thật đơn giản, thế nhưng, “Hoàng tử bé” đã cho ta thấy được bao điều cùng lúc: Cả niềm vui lẫn nỗi buồn, cả nụ cười lẫn nước mắt, cả sự nghi ngờ lẫn bao dung độ lượng, cả sự đỏng đảnh kiêu kì lẫn tình yêu thuần khiết, cả điều hồn nhiên giản đơn cho đến sự suy tư sâu thẳm, cả cuộc sống vô lý chóng mặt đến vẻ đẹp tĩnh lặng rạng ngời, cả những thứ nhất thời cho đến sự tự tại vĩnh cửu,… Tất cả đều đã được Antoine gói gọn một cách trọn vẹn và thuần khiết nhất thông qua từng trang sách của ông.

Cuốn sách giúp chúng ta cảm nhận được những tầng lớp ý nghĩa, bài học sâu xa và trong trẻo vô cùng. Đó là: Bài học về thuần hóa và chịu sự thuần hóa của những gì ta yêu nhất, dù cho đó chỉ là một bông hồng hay một con cáo. Bài học về sự duy nhất của những gì ta đã tự tay săn sóc và tạo ra, vì vô vàn các bông hồng khác dù có đẹp đến bao cũng chẳng thể sánh bằng bông hoa mà ta tự tay tưới nước. Bài học về việc mọi vật không thể đánh giá bằng mắt thường mà chỉ có thể được cảm nhận bằng cả trái tim. Bài học về cả tình bạn và tình yêu không phải chỉ bằng vẻ ngoài mà ẩn sâu trong tâm hồn của. Và cả bài học về một vẻ đẹp dịu dàng luôn ẩn chứa trong sâu thẳm mọi vật.
Mỗi nơi “Hoàng tử bé” đặt chân đến, cậu đều gặp gỡ một người lớn khác nhau và ở mỗi hành tinh đều có những câu chuyện và bài học thú vị. Ẩn sâu trong từng con chữ là sự hoài niệm, tiếc nuối của chính tác giả Saint Exupéry cho tuổi thơ trong sáng, hồn nhiên đã mất không bao giờ quay trở lại. Chuyến du hành của hoàng tử bé phải chăng chính là cuộc hành trình trưởng thành của mỗi đứa trẻ. Trên con đường trưởng thành, chúng phải khám phá, tìm tòi để hiểu được thế giới kỳ lạ xung quanh mình, và sẽ có lúc trải qua những cảm giác lạc lõng, bơ vơ, thất vọng trước những rắc rối của cuộc đời.

Hành trình của “Hoàng tử bé”, qua đó là hành trình tri nhận của chính chúng ta về cuộc sống, là cuộc “đồng ngộ” của những con người đã và đang cuốn vào vòng xoay cuộc sống tít mù, có những thứ ta đã bỏ qua, có những con đường ta đã, đang đi và sai lầm, chính qua trong hành trình trong “Hoàng tử bé”, ta đã nhìn lại cả một quá trình mình đã đi, để rồi tự biết mình phải làm gì, điều chỉnh hướng đi sao cho đúng, để tìm lại căn nguyên khiến chúng ta tồn tại.

Trân trọng gửi tặng bạn đọc./.